Theo hãng tin AP, sau khi xung đột nổ ra, khí đốt không chỉ đắt hơn nhiều mà còn có thể không có chút nào, nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung sang châu Âu nhằm trả đũa các lệnh cấm vận của phương Tây hoặc nếu các công ty không dự trữ đủ cho mùa đông.
Đức có thể phải áp dụng chế độ phân phối khí đốt, vốn có thể làm tê liệt nhiều ngành công nghiệp, từ luyện thép tới dược phẩm, giặt là thương mại. "Nếu họ nói, chúng tôi dừng cung cấp khí, mọi thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy", Kopf - Chủ tịch Hiệp hội Các công ty mạ kẽm của Đức nói.
Các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên toàn cầu đang cảm nhận được những tác động của cuộc xung đột với nền kinh tế, chỉ hai năm sau khi đại dịch Covid-19 tàn phá nền thương mại toàn cầu. Lạm phát tăng, giá năng lượng tăng vùn vụt làm tăng triển vọng về một mùa đông lạnh giá và tăm tối. Châu Âu bên bờ vực suy thoái.
Giá thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực, vốn trở nên trầm trọng hơn do các chuyến hàng phân bón và ngũ cốc từ Nga và Ukraine bị cắt giảm, có thể khiến nạn đói và bất ổn lan rộng ở các nước đang phát triển.
Tại ngoại ô Kampala của Uganda, Rachel Gamisha nói, cuộc xung đột Nga và Ukraine dù xảy ra ở rất xa nhưng đã ảnh hưởng tới việc kinh doanh tạp hóa của cô. Gamisha đã cảm nhận được điều đó khi giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, tăng vọt. Một món gì đó tuần này mới có giá 2.000 shilling thì tuần tới đã tăng lên 3.000 shilling. "Bạn phải tự hạn chế", người phụ nữ này nói.
Gamisha cũng nhận thấy hiện tượng "thu hẹp do lạm phát" đang diễn ra. Khi đó, giá một món hàng không thay đổi, nhưng kích thước hoặc trọng lượng của sản phẩm bị sụt giảm. Một chiếc bánh donut trước đây nặng 45gr nhưng giờ chỉ còn 35gr, hay một chiếc bánh mỳ trước nặng 1kg song giờ chỉ còn 850gr.
Cuộc xung đột Nga và Ukraine đã dẫn tới việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng trước hạ thấp triển vọng kinh tế toàn cầu lần thứ 4 trong vòng chưa đầy một năm. Cơ quan này dự báo tăng trưởng năm nay là 3,2%, giảm so với mức dự báo 4,9% hồi tháng 7/2021.
Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nói: "Thế giới sẽ sớm đứng bên bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ hai năm sau cuộc suy thoái gần nhất".
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết, giá thực phẩm và năng lượng tăng đã khiến 71 triệu người trên toàn cầu rơi vào cảnh đói nghèo trong ba tháng đầu năm nay. Tổ chức Nông Lương LHQ dự báo, các quốc gia ở vùng Balkans và châu Phi hạ Sahara bị tác động nặng nhất. Có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể bị khủng hoảng đói trong năm nay.
Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu tăng đã buộc Warunee Deejai, một người bán thức ăn đường phố, phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn. Cô nói: "Tôi không biết có thể giữ cho bữa trưa của mình ở mức giá cả phải chăng trong bao lâu. Vừa thoát khỏi các cuộc phong tỏa do Covid-19 và phải đối mặt với vấn đề mới này, điều đó thật khó khăn. Tệ hơn nữa, tôi không thấy điểm dừng của nó".
Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu nhiều áp lực. Lạm phát tăng vùn vụt khi sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến từ suy thoái do đại dịch Covid-19, đã áp đảo các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa, gây ra tình trạng chậm trễ, thiếu hụt và giá cả cao hơn. Đáp lại, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để cố gắng hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và kiềm chế giá cả tăng vọt.
Trung Quốc, quốc gia theo đuổi chính sách "Không Covid-19", đã áp đặt các đợt phong tỏa, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào thời điểm đó, nhiều nước đang phát triển vẫn đang vật lộn với đại dịch và các khoản nợ chồng chất mà họ phải gánh nhằm bảo vệ người dân khỏi thảm họa kinh tế.
Tất cả những thách thức đó đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã đáp trả bằng các lệnh trừng phạt nặng nề. Cả hai hành động này đã làm gián đoạn thương mại lương thực và năng lượng. Nga là quốc gia sản xuất xăng dầu lớn thứ 3 thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên, phân bón và lúa mỳ hàng đầu thế giới. Ukraine cũng là nhà cung cấp lương thực lớn trên thế giới. Kết quả là lạm phát đã lan rộng khắp thế giới.
Sau đó là chuyến đi đến Điện Buckingham để diện kiến Vua Anh, thời điểm bà Truss chính thức thôi chức thủ tướng. Cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak ngay lập tức kế nhiệm bà Truss và được đưa đến Phố Downing. Tân thủ tướng dự kiến có bài phát biểu bên ngoài số 10 vào khoảng 11h35, trước khi tiến vào bên trong để tiếp quản công việc.
Trong khi đó, sau khi rời Điện Buckingham, bà Truss sẽ bước tiếp với vai trò của một nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền ở Hạ viện nhưng không nắm giữ chức vụ trong chính phủ. Đây là lần đầu tiên bà đảm nhiệm vai trò này trong một thập niên qua.
Hạ viện đang nhóm họp nên bà Truss sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, khả năng cao là chiếc xe công vụ từng đưa đón bà hồi còn đương chức thủ tướng đưa bà từ cung điện đến quốc hội. Bà Truss sẽ vẫn được cấp phương tiện đi lại. Theo quy định của Anh, trong khi các bộ trưởng nội các bị sa thải ngay lập tức mất quyền sử dụng xe có tài xế riêng cấp cho họ khi nhậm chức, các cựu thủ tướng được quyền dùng xe của chính phủ vĩnh viễn cùng hệ thống bảo đảm an ninh.
Một trong những bất lợi được nhắc đến nhiều khi bị phế truất khỏi ghế thủ tướng là người đó không chỉ mất vị trí lãnh đạo chính phủ, mà còn mất quyền sử dụng 2 căn nhà gồm một căn hộ ở Phố Downing và một dinh thự là nơi nghỉ dưỡng dành cho thủ tướng ở Chequers, tây bắc London.
Đối với một số cựu thủ tướng, điều này có thể phức tạp. Báo cáo lợi ích tài chính gần đây nhất của ông Boris Johnson, người tiền nhiệm bà Truss, cho thấy ông đã chấp nhận chỗ ở trị giá 3.500 Bảng/tháng do tỷ phú Anthony Carole Bamford, chủ tịch công sản xuất thiết bị xây dựng JCB đài thọ, vì ông và vợ đang phải đi lại giữa các ngôi nhà ở phía nam London.
Về vấn đề này, bà Truss không gặp khó khăn gì. Gia đình của bà thực tế sống ở căn nhà riêng tại Greenwich, đông nam London, thay vì ngôi nhà ở Norfolk, khu vực bầu cử của bà ở thủ đô và cũng là nơi các con gái của bà đang theo học.
Ngoài ra, bà Truss có thể yêu cầu khoản trợ cấp lên tới 115.000 Bảng mỗi năm đến cuối đời. Theo CNN, đây là một phần của chương trình Trợ cấp Chi phí nhiệm vụ công (PDCA), do chính phủ Anh thực hiện từ năm 1990 để “giúp đỡ các cựu thủ tướng vẫn làm các công việc cộng đồng”.
Các trợ lý của bà Truss từ chối hé lộ nữ chính khách này có thể làm gì tiếp theo và có khả năng bản thân bà Truss cũng không rõ điều đó. Theo giới quan sát, do mới 47 tuổi và từng làm kế toán, bà Truss chắc chắn có thể kiếm sống bên ngoài chính trường, ngay cả khi không bằng mức của ông Johnson hay cựu Thủ tướng Theresa May, người vừa đảm đương vai trò hạ nghị sĩ không chức vụ trong chính phủ vừa kiếm thêm hơn 100.000 Bảng mỗi lần cho các bài diễn thuyết trước các tập đoàn Mỹ.
Một số nhà phân tích nhận định, bà Truss dường như sẽ vẫn ở làm việc ở Quốc hội. Song, ở đó, bà có thể sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn nhất là vừa thể hiện vai trò như chính khách hàng đầu - người từng giữ chức thủ tướng, vừa phải vượt qua những dị nghị khi có thời gian lãnh đạo chính phủ ngắn nhất trong lịch sử nước Anh kể từ năm 1900 – chỉ vẻn vẹn 7 tuần và trong hầu hết thời gian ấy, đất nước chìm trong sự hỗn loạn và khủng hoảng. Đó là một thách thức chưa từng có đối với cựu thủ tướng.
Tuấn Anh
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhận định, động thái này là một phần trong "chính sách phá hoại kéo dài hàng thập kỷ nhằm đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần hơn biên giới Nga", và từ đó "làm suy yếu sự ổn định chiến lược", gia tăng rủi ro, cũng như "mức độ nguy hiểm hạt nhân nói chung".
Cũng theo bà, cơ sở ở Redzikowo "rõ ràng có nguy cơ" làm suy yếu lực lượng răn đe của Nga, và xét về "bản chất cùng mức độ đe dọa phát sinh từ cơ sở quân sự phương Tây", căn cứ này đã được đưa vào danh sách "mục tiêu ưu tiên có khả năng bị phá hủy".
Bà nhấn mạnh thêm, Nga có thể phá hủy các cơ sở như trên bằng "nhiều loại vũ khí mới nhất".
Việc xây dựng căn cứ phòng không Aegis Ashore nằm trên bờ biển Baltic đã được đề xuất vào đầu những năm 2000, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM). Vào thời điểm đó, Washington đảm bảo với Moscow rằng các căn cứ trong tương lai ở Romania và Ba Lan không nhằm vào Nga, mà là chống lại các quốc gia khác như Iran hoặc Triều Tiên.
Phát biểu tại lễ khánh thành căn cứ mới hôm 13/11, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thừa nhận cơ sở phòng thủ này không nhằm mục đích đánh chặn tên lửa đạn đạo từ Iran như từng tuyên bố, mà nhằm đưa Ba Lan ra khỏi vùng ảnh hưởng của Nga và sát gần hơn với Mỹ.
Moscow lâu nay khẳng định những tuyên bố của Washington về mục đích hoạt động của các căn cứ Aegis Ashore là không đúng sự thật, và mục tiêu thực sự là mở rộng cơ sở hạ tầng của NATO về phía đông nhằm kiềm chế Nga.